Chúng ta thường bắt gặp các sản phẩm như chai, xe cộ, bánh…. có những hình dáng riêng biệt mà khi nhìn vào hình dáng đó giúp người tiêu dùng phân biệt được các sản phẩm thuộc công ty nào, thương hiệu nào. Đặc biệt đối với những thương hiệu nổi tiếng thì đặc điểm này mang lại nhiều lợi ích cho họ. Do đó, có thể có rất nhiều các bên muốn làm giống kiểu dáng nhằm gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng để trục lợi. Cho nên việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là rất cần thiết. Bài viết sau đây, tư vấn Blue sẽ giới thiệu đến quý vị khái quát lợi ích, điều kiện và thủ tục để bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
1.Kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm và được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc, hoặc sự kết với của các yếu tố này.
Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.
Ví dụ: Kiểu dáng một chiếc xe máy, ô tô,… hay thậm chí là một chai nước.
Có thể thấy các kiểu dáng trên mang lại rất nhiều lợi nhuận. Khi tiết kế ra một kiểu dáng đẹp và sản phẩm đó thu hút được nhiều khách hàng thì vừa mang lại lợi ích kinh tế và cũng mang lại danh tiếng cho chủ sở hữu, nhãn hiệu đó.
2. Lợi ích khi đăng ký bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp
Có rất nhiều lợi ích khi doanh nghiệp bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như sau:
- Chỉ khi nộp đơn đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký, quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu mới được phát sinh;
- Được độc quyền sử dụng kiểu dáng trong thời hạn 15 năm, do đó, tạo rất nhiều lợi thế cạnh tranh với bên khác;
- Được pháp luật bảo vệ khi có hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký;
- Trong thời gian 15 năm độc quyền, chủ sở hữu có thể tiến hành chuyển nhượng, cho phép bên thứ 3 sử dụng trên cơ sở thu phí chuyển nhượng, sử dụng…vv.
Do đó, sẽ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho chủ sở hữu.
3. Điều kiện để bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Sản phẩm muốn đăng ký bảo hộ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:
- Có tính mới:
Điều kiện này nhằm bảo đảm sản phẩm chưa được công bố ra thị trường, tránh sự trùng lặp ý tưởng, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sản phẩm. Nếu sản phẩm đã được công bố ra thị trường thì sẽ làm mất tính mới của sản phẩm, không đáp ứng được điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
- Có trình độ sáng tạo:
Để đáp ứng được điều kiện này, sản phẩm phải đảm bảo không bị trùng lặp về mẫu mã, kiểu dáng, cách thiết kế, bố trí,… với bất cứ sản phẩm nào khác đã được công bố trên thị trường và đã được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trước đó.
- Có khả năng áp dụng công nghiệp:
Sản phẩm muốn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp phải đảm bảo được đó là sản phẩm, kiểu dáng, thiết kế,.. để người có hiểu biết trung bình có thể lấy đó làm mẫu để chế tạo bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Đảm bảo được hình dáng sản phẩm tồn tại cố định và có thể sản xuất hàng loạt được.
4. Trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
a. Chuẩn bị hồ sơ
- 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03-KDCN Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
- 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng quy định tại điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bản kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các nội dung sau:
+ Tên kiểu dáng công nghiệp;
+ Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;
+ Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;
+ Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;
+ Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;
+ Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp].
- 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
- Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
b. Nộp hồ sơ
Có hai hình thức nộp hồ sơ là nộp trực tiếp hoặc nộp trực tuyến trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ
- Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng hoặc có thể gửi qua bưu điện (Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó photo Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ)
- Nôp trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN. Người nộp đơn cần thực hiện việc nhập dữ liệu và gửi bản scan hoặc hình ảnh rõ nét của Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Sau khi hoàn thành Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định.
Thời hạn giải quyết:
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xem xét theo trình tự sau:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng
- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
- Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Quý vị hãy liên hệ ngay với Tư vấn Blue chúng tôi khi có nhu cầu tư vấn về các vấn đề công ty nói chung cũng như thủ tục về sở hữu trí tuệ nói riêng để được tư vấn miễn phí.