T4, 09 / 2020 2:17 chiều | mylinhpy

Với lợi ích của Sáng chế mang lại, thì người tạo ra sáng chế hay chủ sở hữu của sáng chế cần phải đăng ký bảo hộ để bảo vệ các quyền lợi của mình. Đăng ký sáng chế là thủ tục để chủ sở hữu đăng ký bảo hộ dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tư nhiên.

Vậy thủ tục để đăng ký bảo hộ sáng chế như thế nào, sau đây chúng tối sẽ giới thiệu cho bạn trình tự, thủ tục để đăng ký bảo hộ sáng chế.

1.  Những người có quyền đăng ký bảo hộ sáng chế

Để bảo vệ cho các chủ thể tạo ra sáng chế, Pháp luật quy định chỉ những người sau đây mới có quyền đăng ký bảo hộ sáng chế:

  • Tác giả sáng tạo sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới các hình thức giao việc, thuê việc (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với các quy định của pháp luật);
  • Đối với các đối tượng xin bảo hộ do nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau sáng tạo ra hoặc đầu tư để sáng tạo thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký, tuy nhiên quyền đăng ký chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đồng ý;
  • Sáng chế được bảo hộ trong trường hợp được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách Nhà nước;

2. Trình tự, thủ tục đăng ký

a. Chuẩn bị hồ sơ

  • 02 Tờ khai đăng ký sáng chế, đánh máy theo mẫu số 01-SC Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
  • 02 Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích: Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích phải đáp ứng quy định tại điểm 23.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN. Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích gồm có Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có).

     – Phần mô tả phải được trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của sáng chế theo các nội dung sau:

+ Tên sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ Lĩnh vực sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ Bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có);

+ Mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ Ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ Những lợi ích (hiệu quả) có  thể đạt được.

 Yêu cầu bảo hộ được tách thành riêng sau phần mô tả, yêu cầu bảo hộ được dùng để xác định phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Yêu cầu bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của đối tượng yêu cầu được bảo hộ.

– Hình vẽ, sơ đồ (nếu có): được tách thành trang riêng.

  • 02 Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích. Tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích không được vượt quá 150 từ và phải được tách thành trang riêng. Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích không bắt buộc phải nộp tại thời điểm nộp đơn và người nộp đơn có thể bổ sung sau;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.
  • Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
  • Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

b. Nộp hồ sơ

Có hai hình thức nộp hồ sơ là nộp trực tiếp hoặc nộp trực tuyến trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ

  • Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng hoặc có thể gửi qua bưu điện (Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó photo Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ)
  • Nôp trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN. Người nộp đơn cần thực hiện việc nhập dữ liệu và gửi bản scan hoặc hình ảnh rõ nét của Đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Sau khi hoàn thành Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để  xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định.

Thời hạn giải quyết:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày Cục sở hữu trí tuệ nhận đơn.
  • Công bố đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích:

– Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn;

– Đơn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước hợp tác về sáng chế được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ đã vào giai đoạn quốc gia;

– Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích có yêu cầu công bố sớm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.

  • Thẩm định nội dung: không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.

Quý vị hãy liên hệ ngay với Tư vấn Blue chúng tôi khi có nhu cầu tư vấn về các vấn đề công ty nói chung cũng như thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế nói riêng để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục