Chỉ dẫn địa lý có chức năng giúp người sử dụng sản phẩm có nguồn gốc ở đâu. Thường là các địa phương này rất nổi tiếng về sản phẩm đó vì chất lượng của nó mà không ở địa phương nào có được. Do đó, việc đăng ký chỉ dẫn địa lý sẽ giúp mang lại hiệu quả kinh tế khi kinh doanh sản phẩm này. Pháp luật quy định cụ thể các điều kiện và thủ tục để đăng ký chỉ dẫn địa lý, hãy cùng Tư vấn Blue tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Khái niệm về chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do điều kiện địa lý quyết định, được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
Điều kiện địa lý mang lại danh tiếng, tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý gồm: Yếu tố tự nhiên (khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác); Yếu tố con người (kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương…).
Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.
Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.
2. Lợi ích từ việc đăng ký chỉ dẫn địa lý
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý sẽ được xác định danh tiếng dựa trên mức độ tin cậy của người tiêu dùng với sản phẩm đó thông qua mức độ người tiêu dùng biết đến và chọn sản phẩm đó.
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý sẽ được xác định chất lượng và đặc tính bằng các chỉ tiêu định tính, định lượng, cảm quan về vật lý, hóa học,vi sinh. Các chỉ tiêu này phải thực hiện được chức năng kiểm tra với phương pháp phù hợp bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia.
3. Đối tượng có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
- Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
Cá nhân, tổ chức sản xuất/kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý trong khu vực địa lý tương ứng.
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý
Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh.
Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
Nhập khẩu hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
4. Điều kiện đăng ký chỉ dẫn địa lý
- Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
– Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
- Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
– Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
– Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
– Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
– Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Trên đây là các thông tin và điều kiện để bảo hộ chỉ dẫn địa lý mà chúng tôi đã phân tích được từ các quy định của pháp luật. Nếu có vấn đề gì còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách nhanh chóng, miễn phí.